27 Tháng Bảy, 2024

Bóng Đá King

Báo thể thao online, tin bóng đá 24h, được cập nhật 24/7

Các phương pháp chữa trị khi bị bong gân cổ chân trong bóng đá

Chấn thương vùng cổ chân rất thường hay gặp khi đá bóng. Có lẽ thường gặp nhất là tình trạng trật mắt cá chân sang bên hay còn gọi là ”lật sơ mi”, khi đi khám chúng ta thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân. Khi mới bị chấn thương nếu được chữa đúng phương pháp sẽ khỏi hoàn toàn một cách nhanh chóng, ngược lại sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta cũng như rất khó khăn để chữa dứt điểm về sau này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về triệu chứng bong gân, các cách điều trị nên làm và không nên làm.

Triệu chứng của bong gân

Các triệu chứng của bong gân rất đa dạng tùy vào mức độ của tổn thương, bao gồm:

  • Đau: Đau luôn là một dấu hiệu cơ thể thông báo rằng chúng đang gặp vấn đề. Nếu một cơn đau xuất hiện ngay sau khi bạn gặp phải chấn thương, đau dữ dội ngay sau chấn thương và âm ỉ sau đó, đặc biệt đau tăng khi đứng tỳ chân, vận động khớp, hoặc ấn vào vùng khớp bị tổn thương thì có thể nghĩ đến bong gân
  • Sưng: là dấu hiệu luôn có khi bị bong gân, nhưng cũng cần thời gian khoảng vài giờ để biểu hiện rõ ràng, Vì vậy, đôi khi bạn chưa để ý đến chúng mà vẫn duy trì các hoạt động sau chấn thương khiến chấn thương càng nặng hơn.
  • Bầm tím: là dấu hiệu xuất hiện muộn nhất khi các thành phần gân, cơ, dây chằng bị chấn thương và chảy máu bên trong. Qua thời gian, các thành phần thoái hóa trong máu ngấm tới da và biểu hiện dấu hiệu bầm tím.
  • Giảm vận động tại khớp bị tổn thương: tất cả các triệu chứng đau, sưng khiến bạn không thể vận động khớp một cách tự nhiên như trước. Khoảng một ngày sau chấn thương, bạn sẽ tự cảm thấy cứng khớp, phải rất nhẹ nhàng mới vận động lại được.

Các cấp độ bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân nhẹ (độ I): đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần

Bong gân trung bình (độ II): có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khỏang 4-8 tuần

Các cấp độ bong gân cổ chân

Bong gân nặng (độ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần.

Xử trí ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.

Phương pháp điều trị không nên làm

  • Xoa bóp dầu nóng: sưng thêm
  • Kéo nắn: chảy máu thêm, rách thêm
  • Bó thuốc bắc: nhiễm trùng da
  • Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành
  • Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn

Phương pháp chữa bong gân nhanh nhất nên làm

Ngay khi bị chấn thương, nghỉ tập ngay. Sau đó dùng túi đá lạnh chườm lên chỗ đau trong 10 phút, 3-4 lần trong ngày, băng ép cổ chân lại và gác chân lên cao

Phương pháp chữa bong gân nhanh nhất nên làm

Nếu thấy cổ chân sưng đau nhiều (bong gân độ II hoặc III), cần đi khám bác sỹ chuyên khoa. Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc các loại vừa giảm đau vừa chống sưng nề. Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân.

Xem thêm những bài viết khác tại đây.