27 Tháng Bảy, 2024

Bóng Đá King

Báo thể thao online, tin bóng đá 24h, được cập nhật 24/7

Vượt qua cơn ác mộng mang tên chấn thương trong bóng đá

Như chúng ta đã biết thì bóng đá được mệnh danh là 1 môn thể thao vua của mọi thời đại. Trái bóng tròn đã luôn thu hút rất nhiều người ở trên khắp thế giới yêu thích thể thao. Ngoại trừ những người chơi bóng chuyên nghiệp được ghi nhận thì còn có ngoài kia hàng tỷ người chơi nghiệp dư tại mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, chấn thương trong bóng đá cũng tương tự chiếm tỷ lệ cao nhất. Va chạm hoặc những cú nhảy cao dù đơn giản trên sân cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến 1 số bộ phận của cơ thể. Khi bị chấn thương thì ngoài việc sơ cứu chấn thương, việc điều trị và ổn định tinh thần cũng là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi điều trị khi bị chấn thương ở trên sân cỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Cơn ác mộng tồi tệ mang tên chấn thương trong bóng đá

Bóng đá là một môn thể thao đối kháng có cường độ rất cao. Dù là một cầu thủ chuyên nghiệp hay người chơi nghiệp dư, bạn đều sẽ phải vận động rất nhiều trong mỗi trận đấu. Vì thế nguy cơ dính chấn thương trong bóng đá cao hơn hẳn so với các môn thể thao khác. Các loại chấn thương ở bộ môn này cũng rất đa dạng. Không ít trường hợp nặng buộc người chơi phải dừng thi đấu trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Cơn ác mộng tồi tệ mang tên chấn thương trong bóng đá

Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất với bất kỳ người chơi bóng đá nào. Và bạn cần phải học cách đối mặt với thực tế mình có thể dính chấn thương bất kỳ lúc nào. Câu hỏi đặt ra là nên làm gì khi bị chấn thương trong bóng đá? Và làm cách nào để bạn nhanh chóng hồi phục để trở lại sân cỏ thật sớm.

Phải làm sao khi bị chấn thương trong bóng đá?

Nhanh chóng sơ cứu thay vì lo lắng

Khi dính chấn thương bóng đá ở dạng nặng, bạn sẽ có xu hướng lo lắng và buồn bã. Tuy nhiên điều này không giúp ích gì trong việc cải thiện tình hình. Thay vào đó, bạn hãy tự mình hoặc nhờ những đồng đội xung quanh sơ cứu càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp hạn chế tổn thương cũng như khiến tâm lý của bạn được cải thiện nhanh chóng.

Sơ cứu theo loại của chấn thương

Trước khi sơ cứu, bạn và đồng đội hoặc các nhân viên y tế có mặt trên sân sẽ tiến hành phân loại vết thương. Đây là điều bắt buộc bởi mỗi loại chấn thương sẽ có cách xử lý khác nhau. Hãy nói thật với người sơ cứu cảm giác của bạn. Bạn bị đau ở đâu, cơn đau có dạng nhói từng cơn, đau nhức dữ dội hay âm ỉ khó chịu,… Nếu vết thương hở, bạn cần xử lý cầm máu, băng bó tại chỗ và khử trùng. Trong khi đó, khi gặp vết thương liên quan tới gân và cơ bắp, bạn cần được chườm lạnh tại chỗ. Với các tổn thương xương khớp cần được cố định bằng nẹp, dây đeo đúng cách.

Đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời

Sau khi sơ cứu đúng cách, bước tiếp theo là bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tổn thương bạn gặp phải. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất dành cho bạn. Bạn không được tự ý chữa trị chấn thương thể thao nói chung và chấn thương trong bóng đá nói riêng. Bởi đây là hành động “tự sát” của người chơi thể thao. Việc điều trị sai phương pháp có thể gây tổn thương nặng hơn, thậm chí vĩnh viễn cho bạn.

Làm thế nào để mạnh mẽ hơn sau những chấn thương trong bóng đá

Hầu hết các chấn thương bóng đá đều cần thời gian để bạn phục hồi. Hãy xem đây là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi và sẵn sàng cho sự trở lại mạnh mẽ hơn. Để làm được điều này, bạn hãy áp dụng các phương pháp sau:

Làm thế nào để mạnh mẽ hơn sau những chấn thương trong bóng đá

Đừng mãi buồn bã mà hãy thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn

Nhiều cầu thủ cảm thấy chán nản khi nhìn đồng đội thi đấu mà bản thân mình lại chấn thương. Điều này hoàn toàn có hại cho tinh thần cũng như quá trình phục hồi của bạn. Thay vào đó, hãy tập vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, đúng cách. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian dưỡng thương để mua sắm, xem phim, nghe hòa nhạc,… Chúng sẽ giúp cơ thể được thư giãn và tinh thần bạn phấn chấn hơn.

Luyện tập cơ bắp và thể lực theo hướng dẫn của bác sĩ

Nghỉ ngơi quá nhiều và quá lâu khi dính chấn thương bóng đá cũng không hề tốt. Việc này có thể khiến bạn khó trở lại mạnh mẽ sau khi điều trị vì sa sút thể lực. Các cơ bắp không được hoạt động cũng sẽ trở nên yếu ớt và thiếu dẻo dai hơn. Do vậy song song với các bài tập trị liệu, bạn cũng nên thực hiện thêm các phương pháp tăng độ linh hoạt cơ bắp. Nhưng hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng các bài tập này nhé.

Hãy từ từ và đừng nôn nóng trở lại sân

Rất nhiều người mắc sai lầm này sau khi điều trị chấn thương. Họ nôn nóng trở lại sân cỏ đến mức quên rằng mình vừa khỏi một cơn đau nặng. Và hệ quả thường xảy ra nhất là việc chấn thương tái phát trở lại. Lần này chúng không chỉ mang lại đau đớn mà còn hạ gục tinh thần của bạn.

Thế nên mẹo cuối cùng là đừng quá nóng vội sau khi trở lại. Cũng đừng ép mình thi đấu với mục tiêu và cường độ hoạt động quá cao bạn nhé. Hãy tham gia các trận đấu một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và thận trọng. Bạn cũng nên chia sẻ với các cầu thủ khác về việc mình vừa trở lại sau chấn thương.

Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong bóng đá

Luôn dành thời gian thích đáng để khởi động và cǎng cơ trước khi luyện tập hay thi đấu:

  • Điều này không có gì mới và có vẻ như ai cũng biết, nhưng nhắc lại có lẽ cũng không thừa. Vì thực tế đã cho thấy rất nhiều chấn thương đã xảy ra do không khởi động hoặc khởi động không kỹ. Với các VĐV đỉnh cao, các bước khởi động khá đa dạng và phức tạp.
  • Đối với những người chơi bóng có tính chất luyện tập, nhìn chung khởi động bằng việc xoay chuyển làm mềm các khớp; chạy, nhảy hay bước bộ tại chỗ, thời gian từ 5-10 phút, sau đó làm cǎng cơ ép dẻo với mỗi nhóm cơ khoảng 30 giây.

Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong bóng đá

Luôn mang nẹp bảo vệ cẳng chân khi thi đấu: Bởi nhiều VĐV đã bị những chấn thương ở cẳng chân khi không mang hay nẹp bảo vệ không đảm bảo.

Trang phục thích hợp: Nên mang giày đế đúc đinh cao su hoặc đế có xẻ rãnh để tǎng ma sát. Những đôi giày đế đinh vít có nguy cơ chấn thương cao hơn. Tuy nhiên, nên mang loại giày này nếu cần tǎng độ bám khi thi đấu trên nền sân ướt, cỏ dài.

Tránh bám đu lên xà ngang hay bám đu vào lưới: Đã có những chấn thương đáng tiếc xảy ra do bám trượt ngã, cọc gôn đổ ở những sân chơi nghiệp dư không đủ tiêu chuẩn. Trên thế giới cũng đã xảy ra trường hợp một cầu thủ bị rách đứt ngón tay do nhẫn đeo tay của anh ta móc vào lưới khi quá hưng phấn vì sau khi ghi bàn đã bám đu vào lưới.

Tổng kết

Trên đây là những phương pháp giúp bạn đối phó và phòng ngừa với các chấn thương trong bóng đá có thể gặp phải. Nó sẽ có ích rất nhiều khi bạn không may bị đau trong quá trình tập luyện và thi đấu. Hãy áp dụng từng bước, tuân thủ các nguyên tắc và bạn sẽ ổn và trở lại mạnh mẽ thôi.

Xem thêm các bài viết về Kinh nghiệm chơi bóng.