25 Tháng Bảy, 2024

Bóng Đá King

Báo thể thao online, tin bóng đá 24h, được cập nhật 24/7

Tìm hiểu về những ngôi sao… ‘sớm nở chóng tàn’ của bóng đá Việt Nam

Bóng đá Việt Nam ở thời kỳ nào cũng có rất nhiều nhân tài. Thời điểm hiện tại, những cầu thủ như Quang Hải, Văn Hậu, Văn Đức, Công Phượng hay Tuấn Anh đang khiến nhiều người yêu bóng đá phấn khích vì những màn trình diễn xuất sắc trên sân cỏ. Tuy nhiên, cũng có không ít các cầu thủ được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng ngược lại lại không mang đến kết quả như người hâm mộ mong đợi.

Cùng ydhgxy.com điểm qua những tài năng “sớm nở tối tàn” này của bóng đá Việt Nam.

Cầu thủ Phan Thanh Bình

Nhắc đến những ngôi sao “sớm nở chóng tàn” của bóng đá Việt Nam cũng không thể không nhắc tới Phan Thanh Bình.  Anh là cựu thần đồng của bóng đá Đồng Tháp và đội tuyển Việt Nam. Phan Thanh Bình là cầu thủ trẻ nhất được gọi lên đội tuyển Quốc gia. Khi ấy, anh mới chập chững bước sang tuổi 17.

Cầu thủ Phan Thanh Bình

Anh cùng ĐTVN giành chức vô địch AFF Cup 2008, vô địch V.League và vô địch Giải bóng đá Merdeca năm 2008 ở Malaysia cùng U22 Việt Nam.

Ở tuổi 24, cái tuổi mà với nhiều cầu thủ chính là độ chín của sự nghiệp. Phan Thanh Bình bất ngờ đánh mất phong độ. Anh không thể tái hiện khả năng săn bàn thiên bẩm của bản thân như vài năm trước đó.

Sự sa sút phong độ ấy kéo dài cho đến tận vài năm sau đó khiến cầu thủ gốc Đồng Tháp không thể góp mặt ở ĐTVN. Để rồi anh phải lang bạt khắp các CLB ở V.League. Cuối cùng, anh đành giải nghệ khi mới bước sang tuổi 29.

Nhiều người cho rằng, việc nổi tiếng quá sớm đã khiến Thanh Bình bị áp lực tâm lý khiến cho đôi chân không được thanh thoát trong những pha xử lý và đánh mất phong độ dù tuổi đời còn khá trẻ. Dù cho anh được các HLV đội tuyển Việt Nam tạo rất nhiều điều kiện và cơ hội.

Cầu thủ Phạm Văn Quyến

Cái  tên Văn Quyến nổi lên từ giải U16 châu Á những năm 2000. Tại giải đấu đó, tiền đạo người Nghệ An chơi cực hay và giúp U16 Việt Nam giành hạng tư chung cuộc.

Trong đó ấn tượng nhất chính là siêu phẩm sút phạt đẹp mắt vào lưới U16 Trung Quốc ở bán kết. Bàn thắng đó giúp đội bóng áo đỏ lội ngược dòng với chiến thắng quả cảm 3-2. Đây cũng là giải đấu mà bóng đá trẻ Việt Nam đã gây tiếng vang lớn ở châu lục.

Liên tiếp sau đó Văn Quyến tỏa sáng rực rỡ ở V.League và Sea Games. Anh ghi những bàn thắng đẳng cấp, khiến người hâm mộ nức lòng.

Tiếc rằng, khúc cua nghiệt ngã ở Sea Games 23 khi dính vào tiêu cực đã khiến “cậu bé vàng” của bóng đá Việt Nam đã không tìm lại ánh hào quang năm nào và trở thành nỗi nuối tiếc nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Bởi, trở lại sân cỏ sau khi vướng vào vòng lao lý, cơ thể của Quyến đã không còn thon gọn như trước. Thay vào đó là một “cậu béo” với những bước chạy nặng nề. Điều đó vô tình đã khiến cho cựu thần đồng của bóng Việt Nam không thể tìm lại được phong độ đỉnh cao năm nào.

Để rồi anh buộc phải giải nghệ sớm vào năm 2014 (29 tuổi), khi không tìm được bến đỗ ở bất cứ một CLB nào ỏ V.League. Thời gian gần đây, anh trở lại làm công tác đào tạo trẻ ở đội bóng xứ Nghệ.

Cầu thủ Nguyễn Thái Sung

Năm 2010 Thái Sung đã khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam không khỏi tự hào. Anh  là cầu thủ Việt Nam đầu tiên được học viện bóng đá Aspire của Qatar tuyển chọn và đào tạo.

Cầu thủ Nguyễn Thái Sung

Được đào tạo bài bản theo giáo án và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, cầu thủ gốc Đà Nẵng lập tức thể hiện tố chất của một ngôi sao trong tương lai. Thái Sung thích nghi nhanh chóng với bóng đá châu Âu. Anh tỏ ra cực kỳ hiệu quả khi được bố trí chơi ở tiền vệ cánh với khả năng qua người thiên bẩm và kiến tạo đẳng cấp.

Cũng chính vì vậy mà sau một thời gian được rèn luyện, Thái Sung nhanh chóng chiếm được suất đá chính ở Aspire. Qua đó, Thái Sung giúp đội bóng này vào đến tận trận chung kết giải trẻ châu Âu mở rộng năm 2010.

Thế nhưng tài năng của Thái Sung không được trọng dụng ở CLB Đà Nẵng. Bởi lối chơi bóng nhỏ, đậm chất kỹ thuật của Sung lại trở nên lạc lõng và không thực sự phù hợp với với bóng đá Việt Nam. Sân chơi V.League ở thời điểm hiện tại thường chọn lối chơi dài, thiên về phòng ngự – phản công.

Vì thế mà khi trở về CLB Đà Nẵng, nơi Thái Sung được phát hiện và rèn giũa với những bài tập đầu tiên. Cầu thủ gốc Đà Nẵng thường xuyên là “vật trang trí” trên băng ghế dự bị. Anh thậm chí phải đi xách nước, đập đá, bơm bóng. Và dọn đồ cho các đồng đội, rồi lang bạt khắp nơi.

Cầu thủ Phạm Mạnh Hùng

Phạm Mạnh Hùng được đôn lên đội một SLNA từ năm 2013. Với lối đá xông xáo,lỳ lợm, người hâm mộ bóng đá xứ Nghệ kỳ vọng anh sẽ là Hữu Thắng 2.0. Sự nghiệp của Mạnh Hùng thăng tiến dần qua 3 mùa giải. Đó là mùa giải 2013-2015.

Với cái chân trái rất dị, phát triển hơn những đồng đội cùng trang lứa. Mạnh Hùng có thời điểm được đánh giá cao hơn cả Quế Ngọc Hải. Anh lọt vào mắt xanh của HLV Hoàng Văn Phúc. Ngay sau đó, anh được gọi lên U23 Việt Nam. Tuy nhiên, thành công quá sớm đã khiến anh có những bước trượt dài trong sự nghiệp sau đó.

Thần đồng bóng đá Việt Nam tuổi 17 – Phan Thanh Hậu

Phan Thanh Hậu được chọn là 1 trong 40 cầu thủ trẻ xuất sắc nhất thế giới năm 2014. Điều đó đủ để thấy tài năng của anh tuyệt hảo như thế nào. Nhưng khá đáng tiếc, phong độ đỉnh cao nhất của Thanh Hậu thật sự nằm ở tuổi 17. Vì sau đó là 1 chuỗi trượt dài của cầu thủ sinh năm 1997 này.

Phan Thanh Hậu

Thanh Hậu có kỹ thuật khéo léo cùng nhãn quan chuyền bóng rất tốt. Tuy nhiên thể hình khiêm tốn của anh không phù hợp tại V-league. Một đấu trường nổi tiếng với lối đá “rắn”. Phan Thanh Hậu từng được HLV Park Hang Seo triệu tập lên đội tuyển quốc gia. Nhưng hiện tại, để giành được một suất đá chính tại HAGL còn khó cho tiền vệ “ốm yếu” này.

Ánh Cường

Cùng lứa với Văn Quyến ở U16 Việt Nam còn có một tiền đạo gây sốt suốt năm 2000 là Ánh Cường. Tại giải đấu ở Đà Nẵng bấy giờ. Ánh Cường vụt sáng và trở thành niềm hy vọng trong lòng người hâm mộ. Có thể tiếp bước các tiền đạo đàn anh nổi tiếng. Tuy nhiên, thời gian tỏa sáng của anh quá ít ỏi và suốt chặng đường dài sau đó là những thăng trầm của cầu thủ quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Ánh Cường trải qua khá nhiều CLB sau thời điểm 2000 như Hòa Phát, Khánh Hòa, Hà Tĩnh (hạng Nhì). Nhưng ở các đội bóng này, anh không có quá nhiều đóng góp. Tài năng của Cường cứ lụi tàn dần, phong độ tụt dốc và sau thời gian thi đấu cho Hà Tĩnh. Anh tuyên bố giải nghệ cách đây vài năm.

Chia tay bóng đá sân cỏ, giờ Ánh Cường tập trung cho gia đình và đá sân “phủi”. Với đôi chân khéo léo của mình, cầu thủ sinh năm 1984 không khó để trở thành ngôi sao trên sân nghiệp dư. Còn với sân cỏ, tất cả chỉ còn là miền ký ức đẹp.